Điều khoản sử dụng

Ngày 23/6/2021, Hội nghị thường niên lần thứ 17 của Mạng thanh toán Châu Á (Asian Payment Network – APN) được tổ chức qua hình thức trực tuyến với sự tham dự của 13 thành viên đến từ 12 quốc gia. Tại sự kiện, Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã chuyển giao vị trí chủ tịch APN cho Mạng Thanh toán Quốc gia Malaysia (Paynet).

Nội dung chính của Hội nghị APN 17 là đánh giá kết quả hoạt động APN giai đoạn 2019-2021 và bầu chọn Chủ tich cho nhiệm kỳ tiếp theo. Các Thành viên đã thống nhất bầu chọn và chuyển giao vị trí Chủ tịch mới từ Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho Mạng Thanh toán Quốc gia Malaysia (Paynet).

Trong 2 nhiệm kì 2019 – 2020 và 2020 – 2021 do NAPAS làm Chủ tịch, với mục tiêu cùng nhau xây dựng hạ tầng thanh toán bán lẻ cho các quốc gia trong khu vực. APN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:

(i) Xem xét và hoàn thành thủ tục gia nhập cho 2 thành viên mới từ Myanmar và Australia là Liên minh thanh toán Myanmar (Myanmar Payment Union - MPU) và EFTPOS.

(ii) Thành lập Bộ phận chuyên trách về Marketing và Truyền thông (MarComm) do NETS (Singapore) đảm nhận, giúp các hoạt động về marketing, truyền thông được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

(iii) Chuyển đăng ký pháp nhân và trụ sở hoạt động của APN từ Malaysia về Singapore để thuận tiện hơn cho các hoạt động của APN.

(iv) Hoàn thành xây dựng và ra mắt website chính thức của APN (tại địa chỉ www.asianpaymentnet.com).

(v) Tiếp tục mở rộng thành viên tham gia kết nối với APN Hub (mô hình kết nối với một cổng duy nhất, giúp các thành viên tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai, trong khi có thể mở rộng kết nối tới các tổ chức khác). Bên cạnh đó, các thành viên đã chia sẻ và thảo luận về Chiến lược hoạt động của APN để đạt được mục tiêu là thiết lập hạ tầng thanh toán bán lẻ liên biên giới bảo mật, đảm bảo hiệu quả về chi phí và vận hành. Cũng nằm trong Chiến lược này, APN đã thảo luận với Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ASEAN Bankers Association – ABA) về sáng kiến triển khai thanh toán QR xuyên biên giới theo định hướng của Ngân hàng Trung ương các nước. 

Thông tin về APN và Paynet:

Mạng thanh toán Châu Á – Asian Payment Network (APN) được thành lập năm 2006. Thông qua việc thống nhất các tiêu chuẩn kĩ thuật, nghiệp vụ chung, hợp tác kết nối và phát triển thanh toán tại các quốc gia và trong khu vực, APN mong muốn thúc đẩy, mở rộng dịch vụ phù hợp với các mục tiêu của các Ngân hàng Trung ương các nước; qua đó nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của các tổ chức thành viên. APN hiện nay gồm 14 thành viên đến từ 12 quốc gia.

Payments Network Malaysia Sdn Bhd (PayNet) hiện là hệ thống chuyển mạch duy nhất của Malaysia được thành lập vào năm 2017 dựa trên việc hợp nhất Công ty Malaysian Electronic Clearing Corp Sdn Bhd (MyClear) do NHTW Malaysia sở hữu 100% vốn và Malaysian Electronic Payment System Sdn Bhd (MEPS) – đơn vị xử lý các giao dịch thanh toán điện tử. PayNet thuộc sở hữu của NHTW Malaysia và 17 tổ chức tài chính

Thông tin về NAPAS:

Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở đổi tên từ Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam. Theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NAPAS là Tổ chức chuyển mạch đại diện cho Việt Nam tham gia phát triển các kết nối liên quốc gia thông qua liên minh hệ thống thanh toán trong khu vực APN.

NAPAS gia nhập APN vào năm 2010 và đã triển khai kết nối chuyển mạch thành công với 4 tổ chức chuyển mạch thẻ trong mạng lưới APN là KFTC (Hàn Quốc), PayNet (Malaysia), ITMX (Thái Lan) và UnionPay (Trung Quốc), qua đó mang lại nhiều lợi ích cho chủ thẻ Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như ngành du lịch, dịch vụ của đất nước.

Tin tức liên quan

Tin tức - Sự kiện

NAPAS tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2024

05/04/2024 11:28

Cổng thông tin Napas Dành cho nhà phát triển Chương trình marketing
null